Skip to main content

4. Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống có đúng không? có cần thiết không?

Đối với các cụ thì câu hỏi này thừa, vì "Nòi nào giống ấy","Cây nào quả ấy","Giỏ nhà ai quai nhà ấy","Con nhà công chẳng giống lông cũng giống cánh", "Tìm nơi có đức gửi thân", ai chẳng muốn có trai hiền gái đảm, rể thảo dâu hiền. Thời nay, một số bạn trẻ coi thường cho là phong kiến lạc hậu. Có những đôi trai gái mới chỉ gặp nhau trên một đoạn đường, đã vội đính ước, tính chuyện vuông tròn, thậm chí họ đã biết rõ cả "Ngọn nguồn lạch sông"!!!Đành rằng cũng có trường hợp "Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên duyên", song thành công là cá biệt, thất bại là phổ biến.




"Tìm tông, tìm họ" không có nghĩa là tìm chốn sang giàu, khinh người nghèo khó, mà chủ yếu là tìm nơi có gia giáo, có đức độ.

"Cha mẹ hiền lành để đức cho con","Đời cha ăn mặn, đời con khát nước". Con người sinh ra lớn lên do nhiều yếu tố xã hội chi phối, nhưng nam nữ thanh niên mới lớn lên, trường đời chưa từng trải, giáo dục gia đình là yếu tố quan trọng và chủ đạo. Hôn nhân là việc hệ trọng, tác động cả đời, mà con người rất dễ mù quáng trong tình yêu. Qua tuần trăng mật không phải mọi việc trong quan hệ vợ chồng đều suôn sẻ. khi có những việc khó khăn, trục trặc trong cuộc sống, ai cũng muốn tìm điều hay lẽ phải để giải quyết cho thoả đáng. Lúc đó cần dựa vào "Tông", vào họ hàng, tìm những tình cảm chân thành và tri thức đúng đắn.

"Môn đăng hộ đối", tức là tìm nơi hai gia đình, hai bên thân thuộc, có những mặt cân đối phù hợp với nhau, chứ đâu phải bắc bậc leo thang, kẻ khinh người trọng.

Ngoài ra còn một yếu tố nữa: Tính đến gien di truyền.

Ngày xưa trong một vài hoàn cảnh đặc biệt có ông chồng thoả thuận ngầm với vợ đi "Xin nòi". Xin lưu ý: những người đàn bà đó không thuộc loại lẳng lơ đâu - ta cũng chỉ cần biết nói nhỏ với nhau thôi và nhấn mạnh "Hoàn cảnh đặc biệt"!


Comments

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

Trang phục Việt Nam – tinh hoa hơn 4000 năm lịch sử

Thời trang Việt, đặc biệt là trang phục và phục sức của cha ông qua hơn 4000 năm văn hiến vẫn là một đề tài còn nhiều bỏ ngõ, bởi đến nay có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này. Tuy nhiên, tham khảo những nghiên cứu sơ lược của các nhà sử học, có thể khẳng định trang phục Việt từ thời khai hoang mở nước cho đến cuối triều Nguyễn luôn kế thừa và biến đổi theo biến động lịch sử. Nếu trang phục của tầng lớp quý tộc mang nhiều đường nét, hơi hướng của giai cấp phong kiến Trung Hoa, thì trang phục của người dân lao động lại thể hiện nét thẩm mỹ độc đáo, là tinh hoa văn hóa dân tộc qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển đất nước.

108. Lục thập hoa giáp là gì? Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi

Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60. Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi. có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 giáp mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi giáp gồm 10 can (đó là: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí) nên gọi là lục thập hoa giáp.

Tại sao “Thứ Hai” là ngày đầu tuần?

Có lẽ nhiều người trong chúng ta chưa bao giờ để ý đến nguồn gốc những ngày trong tuần.

Thời nhà ĐINH

Đinh Tiên Hoàng (22 tháng 3 năm 924 - tháng 10 năm 979), tên thật là Đinh Bộ Lĩnh hoặc Đinh Hoàn, là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Tượng Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư

Nhà Tiền Lê

Nhà Lê (980-1009) hay còn được gọi là nhà Tiền Lê (để phân biệt với nhà Hậu Lê do Lê Lợi lập ra) là một triều đại trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn vào năm 980, trải qua ba đời vua và chấm dứt khi Lê Ngọa Triều qua đời, và hoàng tử kế vị đang còn nhỏ tuổi. Quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt. Là triều đại tiếp sau nhà Đinh (968-980) và được kế tục bởi nhà Lý (1009-1225).