Skip to main content

15. Tại sao trong gói quà mẹ cho con gái trước giờ vu quy có một chiếc trâm hay bảy chiếc kim?

Chúng tôi chưa được biết một tài liệu thành văn nào nói về tục này, có lẽ vì các cụ nhà nho ngày xưa đã cầm bút là phải viết những lời thanh nhã. 



Tục này chỉ là một thứ bí truyền do người mẹ thủ thỉ "tâm sự" ngầm với con gái vào buổi trước khi về nhà chồng. 

Thời trước, cô dâu quấn khăn nhiễu trên đầu, có đính mấy chiếc kim trên khăn là đủ hiểu rồi. Vì không có tài liệu thành văn, vì có những trường hợp mẹ mất sớm hoặc đám cưới xa quê vắng mẹ, nên nhiều bà mẹ thời nay (vốn là cô dâu ngày trước) không biết để truyền tiếp cho con gái. Xuất sứ của tục này là đề phòng tai biến "Phạm phòng". "Phạm phòng"là gì? Nói thô tục là chết ngay trên bụng vợ ngay khi quan hệ vợ chồng. Ca dao tục ngữ có câu "nhất phạm phòng, nhì lòng lợn" có nghĩa là: Được ăn lòng lợn ngon miệng, dẫu chết cũng sướng.

Chàng rể qua mấy ngày đêm lo lắng, chạy ngược chạy xuôi, bận rộn, vất vả, đêm tân hôn là đêm xao xuyến, rạo rực nhất, lại thêm mấy chén rượu ngà ngà say, đến một thời điểm cảm xúc quá đà, nếu người có thể chất và tâm thần suy tổn nhiều thì lúc xuất tinh, thần kinh từ trạng thái hưng phấn quá độ chuyển thành ức chế quá độ, dễ bị phạm phòng, nếu người vợ không biết xử lý kịp thời có thể người chồng chết trên bụng vợ. Hầu như không có trường hợp người phụ nữ bị phạm phòng.

Trong lúc giao hợp, cửa buồng đóng kín, thân thể loã lồ, lại thêm tâm lý e thẹn xấu hổ, sợ hãi, nếu người vợ thả người chồng ra, để dương vật thoát ra ngoài, mất sự điều hoà khí âm khí dương thì khó lòng cứu chữa.

Lúc đó, sẵn có cái trâm cài trên đầu hoặc mấy chiếc kim đính ở vành khăn, người đàn bà một tay vẫn ôm riết lấy phía dưới lưng chồng một tay lấy chiếc trâm hoặc kim chích vào phía dưới hố xương chậu, phía trên hậu môn, kích thích đến lúc nào người chồng tỉnh lại. Người con trai nào có lông ở đít thì giật lông. Nếu chưa tỉnh thì tiếp tục châm kim, lấy mùi xoa trắng hoặc lấy giấy bản chấm thử, hễ thấy có máu chảy là chữa được. 

Trong phòng đôi tân hôn nên để ngọn đèn con nhằm tạo thêm khoái cảm, mặt khác cũng vì mục đích đó nữa, nhưng vẫn chú ý phải ôm riết chồng trên bụng. Chúng tôi không đi sâu vào lĩnh vực y dược, song có phương thuốc được lưu truyền trong dân gian: Cứt chuột và lá hẹ giã nhỏ, người đàn bà ngậm rồi trúm vào miệng chồng, vì lúc đó người chồng đang nằm sấp rất khó đổ thuốc.

Trường hợp nhẹ, người đàn ông vẫn còn tỉnh nhưng cơ thể liệt nhược sau khi giao hợp, gọi là phòng thất, phải uống thuốc bổ dương một thời gian sau mới hồi phục sức khoẻ.

Còn tại sao lại 7 chiếc kim: Theo quan niệm cổ truyền " Nam thất nữ cửu" (đàn ông 7 vía, đàn bà 9 vía). Vì để phòng xa , dùng cho con rể nên bà mẹ vợ chỉ đưa 7 chiếc kim - chứ không phải dùng cho con gái vì con gái không bị phạm phòng.

Trong hàng vạn trường hợp mới có một trường hợp là phạm phòng, nhưng các bạn trẻ cũng nên biết trước để khi ngộ sự biết chủ động xử lý. Điều cần thiết là phải cùng nhau hiểu biết, thông cảm mà phòng ngừa, nhất là trong tuần trăng mật hoặc vợ chồng cách xa nhau lâu ngày về gặp nhau. Các bạn gái vì e thẹn xấu hổ nhất thời mà mang lại mối ân hận suốt đời.

Giới thiệu thêm phương thuật chữa tai biến phạm phòng:

Khi nam nữ giao hợp với nhau, khoái cảm lên đến cực độ, tinh khí xuất quá nhiều, có thể chết (chết trên bụng vợ). Khi xảy ra như thế, nhất thiết không được đẩy rời nhau ra (dù là xấu hổ cũng phải để nguyên như tư thế đang giao hợp). 

Nếu đàn ông xuất tinh quá nhiều bị thoát, thì người đàn bà phải chúm miệng thổi hơi nóng của mình vào miệng chồng, nếu đàn bà bị thoát hết khí, thì đàn ông cũng làm như vậy, để tống hơi nóng của mình vào miệng vợ. Tống hơi nóng như vậy mấy chục lần, dương khí sẽ dần trở lại. 

Trong khoảnh khắc cấp bách giành giật giữa cái sống và cái chết như vậy, để bảo vệ điều hoà hai khí âm dương, chẳng những không được hoảng hốt rời khỏi giường, mà không để cho dương vật thoát ra khỏi âm hộ, nên phải ôm chặt lấy phần nửa mình phía dưới, Người đã ngất lịm rồi không biết gì nữa, hoàn toàn phải do người sống chủ động ôm riết lấy, để cho khí không tuyệt hẳn, phải tống khí liên tục cho đến khi sinh khí của người kia tỉnh lại mới thôi. 

Cách tống khí: Phải chúm miệng lại, đưa được khí từ hạ đan điền(1) lên, truyền qua miệng tống khí vào đến yết hầu người kia theo nhịp thở. Cách này cả trai và gái đều nên biết. Sau khi dương khí đã hồi phục phải dùng bài "Nhân sâm phụ tử thang"(2). Nếu nhà nghèo không có nhân sâm, thì cấp tốc dùng 4 lạng hoàng kỳ, 2 lạng đương quy, 5 đồng cân phụ tử, sắc uống cũng có thể cứu sống được. 

Trường hợp người đàn ông xuất tinh quá nhiều khí hết, mà đã nhỡ đẩy ra rồi, thì phải cấp tốc vực ngồi dậy ôm choàng lấy mà tống khí vào miệng, nếu khí qua miệng khó vào thì dùng ống thông hơi hai đầu đút vào miệng mà thổi, miễn sao hơi vào được qua cuống họng. Có thể mượn người đàn bà, con gái mạnh khoẻ khác hà hơi, không nhất thiết phải là người vợ hoặc người đàn bà vừa giao hợp. Đó là cách lấy người để chữa người, khả năng sắp chết vẫn cứu sống được.

(1) Hạ đan điền: vùng bụng dưới rốn.
(2) Nhân sâm phụ tử nhang: Phụ tử: 1 đồng cân. Phục linh: 7,5 phân. Nhân sâm: 1 đồng cân. Bạch truật: 1 đồng cân. Bạch thược: 1,5 đồng cân

Comments

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

Trang phục Việt Nam – tinh hoa hơn 4000 năm lịch sử

Thời trang Việt, đặc biệt là trang phục và phục sức của cha ông qua hơn 4000 năm văn hiến vẫn là một đề tài còn nhiều bỏ ngõ, bởi đến nay có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này. Tuy nhiên, tham khảo những nghiên cứu sơ lược của các nhà sử học, có thể khẳng định trang phục Việt từ thời khai hoang mở nước cho đến cuối triều Nguyễn luôn kế thừa và biến đổi theo biến động lịch sử. Nếu trang phục của tầng lớp quý tộc mang nhiều đường nét, hơi hướng của giai cấp phong kiến Trung Hoa, thì trang phục của người dân lao động lại thể hiện nét thẩm mỹ độc đáo, là tinh hoa văn hóa dân tộc qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển đất nước.

108. Lục thập hoa giáp là gì? Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi

Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60. Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi. có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 giáp mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi giáp gồm 10 can (đó là: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí) nên gọi là lục thập hoa giáp.

Tại sao “Thứ Hai” là ngày đầu tuần?

Có lẽ nhiều người trong chúng ta chưa bao giờ để ý đến nguồn gốc những ngày trong tuần.

Thời nhà ĐINH

Đinh Tiên Hoàng (22 tháng 3 năm 924 - tháng 10 năm 979), tên thật là Đinh Bộ Lĩnh hoặc Đinh Hoàn, là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Tượng Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư

Nhà Tiền Lê

Nhà Lê (980-1009) hay còn được gọi là nhà Tiền Lê (để phân biệt với nhà Hậu Lê do Lê Lợi lập ra) là một triều đại trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn vào năm 980, trải qua ba đời vua và chấm dứt khi Lê Ngọa Triều qua đời, và hoàng tử kế vị đang còn nhỏ tuổi. Quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt. Là triều đại tiếp sau nhà Đinh (968-980) và được kế tục bởi nhà Lý (1009-1225).