Skip to main content

28. Làm lễ yết cáo tổ tiên xin đặt tên cho con vào sổ họ như thế nào?

Vấn đề này đã có lệ từ xưa, chẳng có gì mới mẻ. "Họ nào đã có nề nếp sẵn thì cứ theo lệ cũ tiến hành".


Đối với những họ mới phục hồi lại việc họ, chưa vào nền nếp, chúng tôi xin mách một vài kinh nghiệm:

Yết cáo tổ tiên: Theo lệ cũ chỉ sau khi đối chiếu gia phả, kiêng kị các trường hợp phạm huý (đặt tên trùng với tên huý của tổ tiên và thân nhân gần gũi nhất, kể cả nội ngoại) mới chính thức đặt tên huý cho trẻ sơ sinh, yết cáo tổ tiên và xin vào sổ họ. Ngày nay phải làm thủ tục khai sinh kịp thời, trường hợp ở xa quê, không kịp về đối chiếu gia phả, nhỡ trùng tên huý tổ tiên trực hệ, thì tìm cách đổi, hoặc tránh gọi thường xuyên trong nhà. Lễ yếu cáo tổ tiên rất đơn giản, nén hương, cơi trầu, chén rượu cũng xong, thường kết hợp lễ tế tổ hàng năm mà yết cáo chung tất cả con cháu trong họ sinh trong năm cùng một lượt. Lễ vào số họ cũng đơn giản, cốt sao cho gia đình nghèo nhất trong họ cũng không gặp phải điều gì phiền phức.

Vào sổ họ: Thứ tự sổ họ ghi theo năm sinh, ai sinh trước ghi trước, sinh sau ghi sau. Trường hợp nhiều năm bị phế khoáng nay mới lập lại sổ họ, thì phải thống kê theo đơn vị hộ gia đình hoàn chỉnh cả họ, sau đó mới lập số tiếp đối với những trẻ sơ sinh.

Mẫu số: Họ Tên (Tên Huý. Tên thường gọi) con ông bà, thuộc đời thứ mấy, chi thứ mấy? Con trưởng hay con thứ mấy? Ngày tháng, năm, sinh, ngày vào sổ họ.

Con gái vào sổ họ: Bất cứ trai hay gái, sau khi sinh đều có yết cáo tổ tiên, đã được tổ tiên phù trì phù hộ, nhưng nhiều họ ngày xưa không vào sổ họ đối với con gái, cho rằng "Nữ nhân ngoại tộc", con gái là con người ta, lớn lên đi làm dâu lo cơ nghiệp nhà chồng vì thế không công nhận con gái vào họ. Tuy vậy, ngay trước CM T8-1945 một số họ đã xoá bỏ điều bất công đó, con gái cũng có mọi quyền lợi nghĩa vụ như con trai.

Ngày nay, trong phong trào khôi phục việc họ, xin kiến nghị các họ đặc biệt quan tâm đến con gái và nàng dâu của họ, họ nào coi trọng vai trò phụ nữ, và coi trọng vai trò người mẹ, người vợ, người cô, người chị, thì họ đó mới vững mạnh. Cả nước đang ra sức vận động kế hoạch hoá gia đình, con gái cũng như con trai, vậy nên vận dụng phong tục cũng phải phù hợp với tư duy thời đại.

Comments

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

Trang phục Việt Nam – tinh hoa hơn 4000 năm lịch sử

Thời trang Việt, đặc biệt là trang phục và phục sức của cha ông qua hơn 4000 năm văn hiến vẫn là một đề tài còn nhiều bỏ ngõ, bởi đến nay có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này. Tuy nhiên, tham khảo những nghiên cứu sơ lược của các nhà sử học, có thể khẳng định trang phục Việt từ thời khai hoang mở nước cho đến cuối triều Nguyễn luôn kế thừa và biến đổi theo biến động lịch sử. Nếu trang phục của tầng lớp quý tộc mang nhiều đường nét, hơi hướng của giai cấp phong kiến Trung Hoa, thì trang phục của người dân lao động lại thể hiện nét thẩm mỹ độc đáo, là tinh hoa văn hóa dân tộc qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển đất nước.

108. Lục thập hoa giáp là gì? Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi

Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60. Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi. có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 giáp mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi giáp gồm 10 can (đó là: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí) nên gọi là lục thập hoa giáp.

Tại sao “Thứ Hai” là ngày đầu tuần?

Có lẽ nhiều người trong chúng ta chưa bao giờ để ý đến nguồn gốc những ngày trong tuần.

Thời nhà ĐINH

Đinh Tiên Hoàng (22 tháng 3 năm 924 - tháng 10 năm 979), tên thật là Đinh Bộ Lĩnh hoặc Đinh Hoàn, là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Tượng Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư

Nhà Tiền Lê

Nhà Lê (980-1009) hay còn được gọi là nhà Tiền Lê (để phân biệt với nhà Hậu Lê do Lê Lợi lập ra) là một triều đại trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn vào năm 980, trải qua ba đời vua và chấm dứt khi Lê Ngọa Triều qua đời, và hoàng tử kế vị đang còn nhỏ tuổi. Quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt. Là triều đại tiếp sau nhà Đinh (968-980) và được kế tục bởi nhà Lý (1009-1225).