Có xem sơ đồ gia phả toàn họ mới biết được: Mình thuộc đời thứ mấy, đời trên mình là những ai, mình thuộc chi nào, nhánh nào, bằng vai với mình trong họ là những ai? Có sơ đồ gia phải mới phân biệt được thế thứ trong họ mỗi người tự xác định được quan hệ trong nội tộc mà xưng hô cho đúng, chú ra chú, bác ra bác, anh ra anh, em ra em v.v....
Xưng hô trong nội tộc khác với xưng hô ngoài xã hội, để khỏi mang tiếng "Cá mè một lứa". Ngoài xã hội dựa theo tuổi tác và chức vụ địa vị, trong gia tộc dựa theo thế thứ, nhưng khi giao thiệp với từng cá nhân cụ thể lại phải kết hợp theo cách xưng hô ngoài xã hội theo quan hệ tuổi tác. Có thể đúng theo huyết thống thì anh A phải gọi tôi bằng ông chú, nhưng tôi cũng gọi anh A bằng bác, vì anh A đã là người tuổi cao, gọi bằng cháu bất tiện và bất lịch sự. Tôi gọi anh A bằng bác đó là gọi thay cho cháu chắt tôi, mặc dầu tôi ít tuổi hơn anh nhưng về thế thứ ngang với ông nội anh A. Tuy nhiên nếu ít tuổi quá mà gọi bằng ông cũng bất tiện, có khi phải hạ xuống một bậc mà gọi bằng chú mới thân mật.
Trong khi chúng tôi biên soạn gia phả có người bà con trong họ thắc mắc: Gia phả có nhầm lẫn gì giữa các chi trong họ ta hay không? Tại sao anh X. Còn ít tuổi hơn cháu nội tôi, mà tôi lại phải gọi anh X. bằng ông.
Xin trả lời: đó là hiện tượng phổ biến không có gì đặc biệt. Ngay trong một gia đình anh cả đã có con, mà chú út chưa ra đời: hiện tượng "Em bú chị dâu, cháu bú bà" là chuyện bình thường trong xã hội cũ, chỉ mới qua hai đời đã có sự chênh lệch 1 đời, vậy thì trong họ hàng qua nhiều đời, chênh lệch dăm ba đời không có gì là lạ.
ở nông thôn còn mối quan hệ giây mơ rễ má chằng chịt qua giữa thông gia, giữa bà con nội ngoại, nên cách xưng hô lại càng phức tạp, thông thường thì vợ chồng thống nhất cách xưng hô với ông chú bà bác bên nội bên ngoại như nhau, nhưng cũng có trường hợp do quan hệ huyết thống thân sơ khác nhau chồng gọi bằng em, vợ gọi bằng bác hay ngược lại. Nhưng dầu sao "Máu thoảng còn hơn nước lã", gọi nhau theo quan hệ gia tộc vẫn thân mật hơn gọi theo quan hệ xã hội.
Trong khi chúng tôi biên soạn gia phả có người bà con trong họ thắc mắc: Gia phả có nhầm lẫn gì giữa các chi trong họ ta hay không? Tại sao anh X. Còn ít tuổi hơn cháu nội tôi, mà tôi lại phải gọi anh X. bằng ông.
Xin trả lời: đó là hiện tượng phổ biến không có gì đặc biệt. Ngay trong một gia đình anh cả đã có con, mà chú út chưa ra đời: hiện tượng "Em bú chị dâu, cháu bú bà" là chuyện bình thường trong xã hội cũ, chỉ mới qua hai đời đã có sự chênh lệch 1 đời, vậy thì trong họ hàng qua nhiều đời, chênh lệch dăm ba đời không có gì là lạ.
ở nông thôn còn mối quan hệ giây mơ rễ má chằng chịt qua giữa thông gia, giữa bà con nội ngoại, nên cách xưng hô lại càng phức tạp, thông thường thì vợ chồng thống nhất cách xưng hô với ông chú bà bác bên nội bên ngoại như nhau, nhưng cũng có trường hợp do quan hệ huyết thống thân sơ khác nhau chồng gọi bằng em, vợ gọi bằng bác hay ngược lại. Nhưng dầu sao "Máu thoảng còn hơn nước lã", gọi nhau theo quan hệ gia tộc vẫn thân mật hơn gọi theo quan hệ xã hội.
Comments
Post a Comment