Skip to main content

33. Phải chăng " lời chào cao hơn mâm cỗ "?

Trong tiếng Việt từ "chào" thường đi đôi với từ "hỏi" và từ "mời", cách chào hỏi, chào mời, chào thưa ở mỗi địa phương có một phong tục khác, lại còn lệ thuộc vào đối tượng được chào và phong cách người chào.



Đối với các cụ già, khúm núm kính cẩn đứng lại "bẩm cụ ạ" thì cụ có cảm tình ngay nhưng đối với người lớp trung niên tân tiến mà làm như vậy thì người ta tưởng chế giễu "Đi qua nghiêng nón không chào" không phải vì ghét nhau hờ hững với nhau mà vì quá yêu nhau bằng lời nói mà còn bằng khoé mắt nụ cười, có trường hợp mắt nói rõ hơn miệng.

Chào hỏi đi đôi với nhau, hỏi để chào: "ông khoẻ không?" "ông đi đâu đấy?" Nhiều khi hỏi bâng quơ, hỏi không cần trả lời, nhưng nếu không chào hỏi thì ra điều lạnh nhạt khinh người.

Chào mời đi đôi với nhau: Cần phân biệt mời thực sự hay mời để thay lời chào. Nực cười! Hành khách trên hai chiếc thuyền đi dọc sông, ngược chiều nhau cũng mời nhau ăn cơm lời mời thuần tuý thay lời chào chứ có ai nhảy sang thuyền kia mà ăn đâu! lời chào có thức sự cao hơn mâm cỗ không. Có khi không có mâm cỗ, chỉ chào xuông, e không ổn, nhưng quả thực, mâm cao cỗ đầy mà lời chào nhạt nhẽo, khinh khi, kiêu kỳ thì mâm cỗ cũng bỏ đi.

Lời chào biểu hiện phong cách con người, biểu hiện nề nếp của gia đình, thuần phong mỹ tục của điạ phương và của cả dân tộc ta. Song, ở mỗi nơi một khác, mỗi thời một khác. Ngày xưa chào bằng cách vái lạy; ngày nay chào bằng cách bắt tay. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong câu hỏi "Ai vái lạy ai".

Comments

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

Trang phục Việt Nam – tinh hoa hơn 4000 năm lịch sử

Thời trang Việt, đặc biệt là trang phục và phục sức của cha ông qua hơn 4000 năm văn hiến vẫn là một đề tài còn nhiều bỏ ngõ, bởi đến nay có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này. Tuy nhiên, tham khảo những nghiên cứu sơ lược của các nhà sử học, có thể khẳng định trang phục Việt từ thời khai hoang mở nước cho đến cuối triều Nguyễn luôn kế thừa và biến đổi theo biến động lịch sử. Nếu trang phục của tầng lớp quý tộc mang nhiều đường nét, hơi hướng của giai cấp phong kiến Trung Hoa, thì trang phục của người dân lao động lại thể hiện nét thẩm mỹ độc đáo, là tinh hoa văn hóa dân tộc qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển đất nước.

108. Lục thập hoa giáp là gì? Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi

Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60. Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi. có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 giáp mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi giáp gồm 10 can (đó là: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí) nên gọi là lục thập hoa giáp.

Tại sao “Thứ Hai” là ngày đầu tuần?

Có lẽ nhiều người trong chúng ta chưa bao giờ để ý đến nguồn gốc những ngày trong tuần.

Thời nhà ĐINH

Đinh Tiên Hoàng (22 tháng 3 năm 924 - tháng 10 năm 979), tên thật là Đinh Bộ Lĩnh hoặc Đinh Hoàn, là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Tượng Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư

Nhà Tiền Lê

Nhà Lê (980-1009) hay còn được gọi là nhà Tiền Lê (để phân biệt với nhà Hậu Lê do Lê Lợi lập ra) là một triều đại trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn vào năm 980, trải qua ba đời vua và chấm dứt khi Lê Ngọa Triều qua đời, và hoàng tử kế vị đang còn nhỏ tuổi. Quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt. Là triều đại tiếp sau nhà Đinh (968-980) và được kế tục bởi nhà Lý (1009-1225).