Skip to main content

105. Chú giải bài xem ngày, kén giờ của Phan Kế Bính

Đọc bài xem ngày, kén giờ của Phan Kế Bính, bạn đọc trẻ tuổi thời nay sẽ có một số thắc mắc:
Phan Kế Bính là một nhà trí thức tiến bộ (1875-1921) học vấn uyên thâm, đỗ cử nhân Hán học (1906). Lại am tường văn minh Đông Tây, đã có nhiều cống hiến trong công cuộc khảo cứu văn học và lịch sử. Ông khuyên ta không nên mê tín quá vào việc xem ngày kén giờ, nhưng tại sao không bài bác thẳng thừng mà còn hướng dẫn người đọc: cưới xin, làm nhà, khai trương, xuất hành, an táng nên tìm ngày gì, kị ngày gì và bày cách chọn giờ hoàng đạo.

Trong bài có nói đến nhiều cát tinh (sao tốt), hung tinh (sao xấu), các ngày trực tốt trực xấu. Vậy sao không hướng dẫn cụ thể nên những người đọc muốn kén ngày, giờ vẫn phải đi tìm thầy, nhiều khi vừa tốn kém lại vừa bị lừa bị bịp.
Theo thiển ý chúng tôi: Ông không đi sâu giải thích từng cát tinh hung tinh vì trong thời kỳ đầu thế kỷ đã có bản niên giám ban hành nhiều năm và nhiều người biết tiếng Hán xenm được.
Nhằm giải đáp những thắc mắc trên và giúp bạn trẻ thời nay hiểu thêm về một số vấn đề mà học giả Phan Kế Bính đã đề cập tới, trong phần chú giải dưới đây, chúng tôi dựa theo những tư liệu bằng tiếng Hán đã được lưu truyền như "Vạn niên lịch", "Ngọc hạp kỷ yếu", "Chư gia tuyển trạch nhật", "Đổng công trạch nhật","Vạn bảo toàn thư" đối chiếu với lịch thế kỷ XX của nha khí tượng và một số bài viết của các nhà khoa học để làm nhiệm vụ biên khảo, dẫn giải tiếp bài viết của Phan Kế Bính.
Thực ra muốn trả lời cho thật đầy đủ và cụ thể phải đi sâu vào chiêm tinh học cổ đại mà cuốn sách này chưa thể đáp ứng.
Có những cách tính ngày tốt xấu cơ bản như sau:
Tính theo tháng âm lịch và ngày can chi:
- Các sao tốt: Thiên đức, nguyệt đức (lục hợp), thiên giải, thiên hỷ, thiên quý (yếu yên),tam hợp (ngũ phú). Theo quan niệm xưa, những ngày có các sao này chiếu thì làm việc gì cũng tốt.
Ngoài ra còn có các sao: Sinh khí (thuận việc làm nhà, sửa nhà, động thổ), thiên thành (cưới gả giao dịch tốt), thiên quan (xuất hành giao dịch tốt), lộc mã (xuất hành di chuyển tốt), phúc sinh (được phúc tốt), giải thần (giải trừ các sao xấu), thiên ân (được hưởng phúc ân, làm nhà, khai trương)...
Theo thứ tự lần lượt từ tháng giêng, hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, mười một, chạp thì các sao tốt sẽ chiếu vào các ngày như sau:
Thiên đức: Tị, mùi, dậu, hợi, sửu, mão, tị, mùi, dậu, hợi, sửu, mão. (1)
Nguyệt đức: Hợi, tuất, dậu, thân, mùi, ngọ, tị, thìn, mão, dần, sửu, tý.
Thiên giải: Ngọ, thân, tuất, tý, dần, thìn, ngọ, thân, tuất, tý, dần, thìn.
Thiên hỷ: Tuất, hợi, tý, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu.
Thiên quí: Dần, thân, mão, dậu, thìn, tuất, tị, hợi, ngọ, tý, mùi, sửu.
Tam hợp: Ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi, tý, sửu, dần, mão, thìn, tị.
Sinh khí: Tý, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi.
Thiên thành: Mùi, dậu, hợi, sửu, mão, tị, mùi, dậu, mùi, sửu, mão, tị.
Thiên quan: Tuất, tý, dần, thìn, ngọ, thân, tuất, tý, dần, thìn, ngọ, thân.
Lộc mã: Ngọ, thân, tuất, tý, dần, thìn, ngọ, thân, tuất, tý, dần, thìn.
Phúc sinh: Dậu, mão, tuất, thìn, hợi, tị, tý, ngọ, sửu, nùi, dần, thân.
Giải thần: Thân, thân, tuất, tuất, tý, tý, dần, dần, thìn, thìn, ngọ, ngọ.
Thiên ân: Tuất, sửu, dần, tị, dậu, mão, tý, ngọ, thân, thìn, thân, mùi.
--------------------------------------------
Có nghĩa là: Sao thiên đức chiếu vào những ngày tị của tháng giêng, ngày mùi của tháng hai, ngày dậu của tháng ba... Các sao khác cũng xem như vậy.

Các sao xấu: (mỗi tháng tính theo ngày âm có ba ngày nguyệt kỵ là mồng 5, 14, 23 và 6 ngày tam nương là ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27).
Các sao xấu khác tính theo tháng âm lịch và ngày can chi như: Thiên cương, thụ tử, đại hao, tử khí, quan phù (xấu trong mọi việc lớn), tiểu hao (kỵ xuất nhập, tiền tài), sát chủ, thiên hoạ, địa hoả, hoả tai, nguyệt phá (kiêng làm nhà), băng tiêu ngoạ giải (kiêng làm nhà và mọi việc lớn), thổ cấm (kiêng động thổ), vãng vong (kiêng xuất hành giá thú), cô thần, quả tú (kiêng giá thú), trùng tang trùng phục (kỵ hôn nhân, mai táng, cải táng).
Theo thứ tự từ tháng giêng, hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, một, chạp thì các sao xấu chiếu như sau:
Thiên cương: Tị, tý, mùi, dần, dậu, thìn, hợi, ngọ, sửu, thân, mão, tuất.
Thụ tử: Tuất, thìn, hợi, tị, tý, ngọ, sửu, mùi, dần, thân, mão, dậu.
Đại hao, tử khí, quan phù: Ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi, tý, sửu, dần, mão, thìn, tị.
Tiểu hao: Tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi, tý, sửu, dần, mão, thìn.
Sát chủ: Tý, tị, mùi, mão,thân, tuất, sửu, hợi, ngọ, dậu, dần, thìn.
Thiên hoả: Tý, mão, ngọ, dậu, tý, mão, ngọ, dậu, tý, mão, ngọ, dậu.
Địa hoả: Tuất, dậu, thân, mùi, ngọ, tỵ, thìn, mão, dần, sửu, tý, hợi.
Hoả tai: Sửu, mùi, dần, thân, mão, dậu, thìn, tuất, tị, hợi, tý, ngọ.
Nguyệt phá: Thân, tuất, tuất, hợi, sửu, sửu, dần, thìn, thìn, tị, mùi, mùi.
Băng tiêu ngoạ giải: Tị, tý, sửu, thân, mão, tuất, hợi, ngọ, mùi, dần, dậu, thìn.
Thổ cấm: Hợi, hợi, hợi, dần, dần, dần, tị, tị, tị, thân, thân, thân.
Thổ kỵ, vãng vong: Dần, tị, thân, hợi, mão, ngọ, dậu, tý, thìn, mùi, tuất, sửu.
Cô thần: Tuất, hợi, tý, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu.
Quả tú: Thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi, tý, sửu, dần, mão.
Trùng tang: Giáp, ất, mậu, bính, đinh, kỷ, canh, tân, kỷ, nhân, quý, mậu.
Trùng phục: Canh, tân, kỷ, nhâm, quí, mậu, giáp, ất, kỷ, bính, đinh, mậu.

Mỗi năm có 13 ngày dương công (xấu).
Tính theo ngày tiết: 4 ngày ly và 4 ngày tuyệt (xấu)
Mỗi năm có 4 ngày tứ ly (trước tiết xuân phân, thu phân, đông chí, hạ chí một ngày), 4 ngày tứ tuyệt (trước tiết lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông một ngày).
Tính theo ngày trực:
- Trong 12 ngày trực có 6 ngày tốt (trực kiến (1), trực mãn (3), trực bình (4), trực định (5), trực thành (9), trực khai (11), 3 ngày thường (trực chấp (6), trực trừ (2), trực thu (10), 3 ngày xấu (trực phá (7), trực nguy (8), trực bế (12).
Tính theo nhị thập bát tú:

- Trong 28 ngày có 14 ngày tốt, 14 ngày xấu nhưng nhị thập bát tú tương ứng với ngày tuần lễ. Nói chung ngày thứ tư, thứ năm hàng tuần thường là ngày tốt.

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

Trang phục Việt Nam – tinh hoa hơn 4000 năm lịch sử

Thời trang Việt, đặc biệt là trang phục và phục sức của cha ông qua hơn 4000 năm văn hiến vẫn là một đề tài còn nhiều bỏ ngõ, bởi đến nay có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này. Tuy nhiên, tham khảo những nghiên cứu sơ lược của các nhà sử học, có thể khẳng định trang phục Việt từ thời khai hoang mở nước cho đến cuối triều Nguyễn luôn kế thừa và biến đổi theo biến động lịch sử. Nếu trang phục của tầng lớp quý tộc mang nhiều đường nét, hơi hướng của giai cấp phong kiến Trung Hoa, thì trang phục của người dân lao động lại thể hiện nét thẩm mỹ độc đáo, là tinh hoa văn hóa dân tộc qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển đất nước.

108. Lục thập hoa giáp là gì? Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi

Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60. Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi. có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 giáp mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi giáp gồm 10 can (đó là: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí) nên gọi là lục thập hoa giáp.

Thời nhà ĐINH

Đinh Tiên Hoàng (22 tháng 3 năm 924 - tháng 10 năm 979), tên thật là Đinh Bộ Lĩnh hoặc Đinh Hoàn, là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Tượng Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư

Tại sao “Thứ Hai” là ngày đầu tuần?

Có lẽ nhiều người trong chúng ta chưa bao giờ để ý đến nguồn gốc những ngày trong tuần.

Văn hóa Việt Nam

1. Văn hóa Việt Nam được hiểu và trình bày dưới các quan niệm khác nhau: Một số đặc trưng của văn hóa Việt Nam: Phụ nữ Việt Nam với áo tứ thân, áo dài,  nón quai thao đang chơi các nhạc cụ như đàn bầu, tam thập lục, đàn tứ, k'lông pút.  Trên tường treo đàn nguyệt, đàn tỳ bà, đàn nhị cùng tranh Tố Nữ