Skip to main content

108. Lục thập hoa giáp là gì? Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi

Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60.

Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi. có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 giáp mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi giáp gồm 10 can (đó là: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí) nên gọi là lục thập hoa giáp.

Năm: Hết một vòng 60 năm từ giáp tý đến quí hợi. Từ năm thứ 61 trở lại giáp tý, năm thứ 121,181 ... cũng trở lại giáp tý. Đó là một điều trở ngại cho việc nghiên cứu sử, nếu không ghi chiều vua nào thì rất khó xác định. Một gia đình có ông và cháu cùng một tuổi, có khi tính tuổi cháu nhiều hơn tuổi ông, vậy nên khi tình thành dương lịch cần phải chú ý cộng trừ bội số của 60.

Con số cuối cùng của năm dương lịch ứng với các can:

0: canh (ví dụ canh tý 1780)
2: nhâm
3: quí
4: giáp
5; ất (ví dụ ất dậu 1945)
6: bính 
7: đinh
8: mậu
9: Kỷ

Bảng tính đổi năm lịch can chi thành năm dương lịch

Cách tính: Cộng hoặc trừ bội số 60 còn dư bao nhiêu, đối chiếu bảng dưới đây sẽ biết năm Can- Chi
Chi/ cangiápấtBínhĐinhMậuKỷCanhTânNhâmQuí
0416284052
Sửu0517294153
Dần5406183042
Mão5507193143
Thìn4456082032
Tỵ4557092133
Ngọ3446581022
Mùi3547591123
Thân2436480012
Dậu2537490113
Tuất1426385002
Hợi1527395103
Tháng: Tháng giêng âm lịch luôn luôn là tháng dần, tháng hai là mão, cứ tuân theo thứ tự đó đến tháng 11 là tý, tháng chạp là Sửu (12 tháng ứng với 12 chi).

Tháng giêng của năm có hàng can giáp hoặc kỷ (ví dụ năm giáp tý, kỷ hợi) là tháng bính dần.

Tháng giêng của năm có hàng can bính, tân là tháng canh dần
Tháng giêng của năm có hàng can đinh, nhâm là tháng nhâm dần.
Tháng giêng của năm có hàng can mậu quí là tháng giáp dần
Trường hợp năm có tháng nhuận thì cứ theo tháng chính (không đổi).


Ngày: ngày âm lịch và ngày can chi chênh lệch nhau rất khó xác định. vị âm lịch trong 19 năm có 7 tháng nhuận, lại có tháng đủ 30 ngày tháng thiếu29 ngày theo trình tự không nhất định, nên tính ngày can chi theo dương lịch dễ hơn (xem bảng cách đổi ngày can chi sang ngày dương lịch).

Giờ: một ngày đem có 24 giờ nhưng theo can chi chỉ có 12 giờ. Giờ tý (chính tý lúc 0 giờ). Giờ ngọ (chính ngọ lúc 12 giờ trưa).

Ban ngày tính giờ dần (tức 4 giờ sáng) đến giờ thân lúc 4 giờ chiều. Ban đêm tính từ giờ dậu đến hết giờ sửu. Nếu theo lịch can thì bắt đầu từ 23 giờ 30 phút đã sang giờ tý của ngày hôm sau.


Kết hợp Lục thập hoa giáp với Âm Dương ngũ hành để tính tuổi xung khắc với ngày, tháng, năm can chi định chọn:

Tương xung: Có Lục xung hàng chi:
- Tý xung ngọ
- Sửu xung Mùi
- Dần xung Thân
- Mão xung Dậu
- Thìn xung Tuất
- Tị Xung Hợi

Và tứ xung hàng can: 
- Giáp xung canh, 
- ất xung tân, 
- bính xung nhâm, 
- đinh xung quí, (mậu kỷ không xung).

Nhưng khi kết hợp lục thập hoa giáp theo hệ số 60, có 5 lần hàng chi (12) gặp 6 hàng can (10), quy vào ngũ hành tính tương sinh tương khắc thì có 1 lần tương hoà, 2 lần tương sinh, chỉ còn lại 2 lần xung khắc (hàng chi).
Thí dụ: Tính xem ngày (hoặc tháng, hoặc năm) giáp tý xung khắc với tuổi nào?
Tính hàng chi: tý xung ngọ, vậy giáp tý (xung với giáp ngọ, canh ngọ, bính ngọ, nhâm ngọ, và mậu ngọ)
Xem bảng "Kết hợp Lục thập hoa giáp với Ngũ hành" ta thấy:
Giáp tý thuộc kim:
Giáp ngọ thuộc kim vì thế tương hoà. 
Canh ngọ thuộc thổ, bính ngọ thuộc thuỷ vì thế đều tương sinh chỉ có nhâm ngọ thuộc mộc, mậu ngọ thuộc hoả là tương khắc. 

Tính hàng can: Giáp xung canh.
Giáp tý thuộc kim: 
Canh tuất, canh thìn đều thuộc kim vì thế tương hoà
Canh tý, canh ngọ đều thuộc thổ đều tương sinh
Chỉ có canh Dần và canh thân thuộc mộc là tương khắc. 
Vậy ngày (hoặc tháng năm), giáp tý chỉ có 4 tuổi xung khắc là nhâm ngọ, mậu ngọ, canh dần, canh thân:

Tương hình: Theo hàng chi có :
- tý và mão (một dương, một âm điều hoà nhau).
- Tỵ và dần thân (tị âm điều hoà được với dần thân dương, chỉ còn dần và thân tương hình nhau, nhưng đã tính ở lục xung ).
Theo luật điều hoà âm dương, chỉ khắc nhau trong trường hợp cả hai đều âm hoặc cả hai đều dương. Vì vậy chỉ còn lại 2 trường hợp tự hình nhau: Thìn với thìn, ngọ với ngọ.

Tương hại: cũng là xấu. có 6 cặp tương hại nhau:
Tý và mùi, sửu và ngọ, dần và tị, mão và thìn, thân và hợi, dậu và tuất. 
Nhưng khi kết hợp với can chi, theo luật âm dương, tự triệt tiêu.

-Tóm lại: Tính cả xung, khắc, hình, hại, trong số 60 can chi, chỉ có 2-4 ngày không hợp mệnh thôi, hơn nữa còn tuỳ theo mức độ xung khắc mạnh hay yếu (tuỳ theo bản mệnh).
Bảng đối chiếu Lục thập hoa giáp ngũ hành và cách tính tuổi xung khắc
SốNgày tháng nămNgũ hànhTuổi xung khắc
1Giáp týVàng trong biển (Kim)mậu ngọ, nhâm ngọ, canh dần, canh thân
2ất sửuKỷ mùi, quí mùi, tân mão, tân dậu
3Bính dầnLửa trong lò (Hoả)Giáp thân, nhâm thân, nhâm tuất, nhâm thìn
4Đinh mãoất dậu, quí dậu, quí tị, quí hợi
5Mậu thìnGỗ trong rừng (Mộc)Canh tuất, bính tuất
6Kỷ tịTân hợi, đinh hợi
7Canh ngọĐất ven đường (Thổ)Nhâm tý, bính tý, giáp thân, giáp dần
8Tân mùiQuí sửu, đinh sửu, ất dậu, ất mão
9Nhâm thânSắt đầu kiếm (Kim)Bính dần, canh dần, bính thân
10Quí dậuĐinh mão, tân mão, đinh dậu
11Giáp tuấtLửa trên đỉnh núi (hoả)Nhâm thìn, canh thìn, canh tuất
12ất hợiQuí tị, tân tị, tân hợi
13Bính týNước dưới lạch (Thuỷ)Canh ngo, mậu ngọ
14Đinh SửuTân mùi, kỷ mùi
15Mậu dầnĐất đầu thành (Thổ)Canh thân, giáp thân
16Kỷ mãoTân dậu, ất dậu
17Canh thìnKim bạch lạp (Kim)Giáp tuất, mậu tuất, giáp thìn
18Tân tịất hợi, kỷ hợi, ất tị
19Nhâm ngọGỗ dương liễu (Mộc)Giáp tý, canh ty, bính tuất, bính thìn
20Quí mùiất sửu, tân sửu, đinh hợi, đinh tị
21Giáp thânNước trong khe (Thuỷ)Mậu dần, bính dần, canh ngọ, canh tý
22ất dậuKỷ mão, đinh mão, tân mùi, tân sửu
23Bính tuấtĐất trên mái nhà (Thổ)Mậu thìn, nhâm thìn, nhâm ngọ, nhâm tý
24Đinh hợiKỷ tị, quí tị, quí mùi, quí sửu
25Mậu týLửa trong chớp (Hoả )Bính ngọ, giáp ngọ
26Kỷ sửuĐinh mùi, ất mui
27Canh dầnGỗ tùng Bách (Mộc)Nhâm thân, mậu thân, giáp tý, giáp ngọ
28Tân mãoQuí dậu, kỷ dậu, ất sửu, ất mùi
29Nhâm thìnNước giữa dòng (Thuỷ)Bính tuất, giáp tuât, bính dần
30Quí tịĐinh hợi, ất hợi, đinh mão
31Giáp ngọVàng trong cát (Kim)Mậu tý, nhâm tý, canh dần, nhâm dần
32ất mùiKỷ sửu, quí sửu, tân mão, tân dậu
33Bính thânLửa chân núi (Hoả)Giáp dần, nhâm thân, nhâm tuất, nhâm thìn
34Đinh dậuất mão, quí mão, quí tị, quí hợi
35Mậu tuấtGỗ đồng bằng (Mộc)Canh thìn, bính thìn
36Kỷ hợiTân tị, đinh tị.
37Canh týĐất trên vách (Thổ)Nhâm ngọ, bính ngọ, giáp thân, giáp dần
38Tân sửuQuí mùi, đinh mùi, ất dậu, ất mão
39Nhâm dầnBạch kim (Kim)Canh thân, bính thân, bính dần
40Quí mãoTân dậu, đinh dậu, đinh mão
41Giáp thìnLửa đèn (Hoả)Nhâm tuất, canh tuất, canh thìn
42ất tịQuí hợi, tân hợi, tân tị
43Bính ngọNước trên trời (thuỷ)Mậu tý, canh tý
44Đinh MùiKỷ sửu, tân sửu
45Mậu thânĐất vườn rộng (Thổ)Canh dần, giáp dần
46Kỷ dậuTân mão, ất mão
47Canh TuấtVàng trang sức (Kim)Giáp thìn, mậu thìn, giáp tuất
48Tân hợiất tị, kỷ tị, ất hợi
49Nhâm týGỗ dâu (Mộc)Giáp ngọ, canh ngọ, bính tuất, bính thìn
50Quí sửuất mùi, tân mùi, đinh hợi, đinh tỵ
51Giáp dầnNước giữa khe lớn (Thuỷ)Mậu thân, bính thân, canh ngọ, canh tý
52ất mãoKỷ dậu, đinh dậu, tân mùi, tân sửu
53Bính thìnĐất trong cát (Thổ)Mậu tuất, nhâm tuất, nhâm ngọ, nhâm tý
54Đinh tịKỷ hợi, quí hợi, quí sửu, quí mùi
55Mậu ngọLửa trên trời (Hoả)Bính tý, giáp tý
56Kỷ mùiĐinh sửu, ất sửu
57Canh ThânGỗ thạch Lựu (Mộc)Nhâm dần, mậu dần, giáp tý, giáp ngọ
58Tân dậuQuí mão, kỷ mão, ất sửu, ất mùi
59Nhâm tuấtNước giữa biển (Thuỷ)Bính thìn, giáp thìn, bính thân, bính dần
60Quý hợiĐinh tị, ất tị, đinh mão, đinh dậu

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

Trang phục Việt Nam – tinh hoa hơn 4000 năm lịch sử

Thời trang Việt, đặc biệt là trang phục và phục sức của cha ông qua hơn 4000 năm văn hiến vẫn là một đề tài còn nhiều bỏ ngõ, bởi đến nay có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này. Tuy nhiên, tham khảo những nghiên cứu sơ lược của các nhà sử học, có thể khẳng định trang phục Việt từ thời khai hoang mở nước cho đến cuối triều Nguyễn luôn kế thừa và biến đổi theo biến động lịch sử. Nếu trang phục của tầng lớp quý tộc mang nhiều đường nét, hơi hướng của giai cấp phong kiến Trung Hoa, thì trang phục của người dân lao động lại thể hiện nét thẩm mỹ độc đáo, là tinh hoa văn hóa dân tộc qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển đất nước.

Thời nhà ĐINH

Đinh Tiên Hoàng (22 tháng 3 năm 924 - tháng 10 năm 979), tên thật là Đinh Bộ Lĩnh hoặc Đinh Hoàn, là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Tượng Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư

Tại sao “Thứ Hai” là ngày đầu tuần?

Có lẽ nhiều người trong chúng ta chưa bao giờ để ý đến nguồn gốc những ngày trong tuần.

Văn hóa Việt Nam

1. Văn hóa Việt Nam được hiểu và trình bày dưới các quan niệm khác nhau: Một số đặc trưng của văn hóa Việt Nam: Phụ nữ Việt Nam với áo tứ thân, áo dài,  nón quai thao đang chơi các nhạc cụ như đàn bầu, tam thập lục, đàn tứ, k'lông pút.  Trên tường treo đàn nguyệt, đàn tỳ bà, đàn nhị cùng tranh Tố Nữ