Skip to main content

40. Mầu sắc với truyền thống văn hóa dân tộc

Ở mỗi dân tộc việc vận dụng mầu sắc có tập quán khác nhau. Thí dụ ở các nước phươgn Tây, mầu đen là mầu tang tóc, còn ở Việt Nam và các nước phương Đông thì phổ biến màu tang là mầu trắng.



Mầu sắc còn mang đặc trưng sắc thái của các tầng lớp xã hội khác nhau: Thí dụ mầu vàng là của vua, từ các quan đại thần cho đến thường dân, cấm không ai được mặc quần áo hoặc xây dựng nhà cửa màu vàng. Mầu tím là sắc phục của các quan đại thần. Mầu điều, mầu đỏ dành riêng để tế thần và làm sắc phục cho các cụ thượng thọ. Mầu nâu sòng là của cửa Thiền dành cho những kẻ quy y Phật tổ, cũng như mầu đen là sắc phục của linh mục đạo Ky-Tô. Mầu xanh là của những người còn theo đòi Cửa Khổng sân Trình, của học trò chưa đậu đạt:

Trong bài thơ La-sơn phu-tử Nguyễn Thiếp gửi Tiến sĩ Nguyễn Khản có câu:

Quân kim bào hốt trung triều sĩ, 
Cố ngã lâm tuyền khâm thượng thanh....


(Có nghĩa là: Nay ngài đã là khanh tướng trong triều, mà còn nhớ đến bạn học ngày xưa áo vẫn xanh). "áo vẫn xanh" tức là chưa hiển đạt, vẫn còn là bộ quần áo của người hàn sĩ. Mầu đào tức mầu hoa đào là của các nàng ca sĩ, cho nên mới có danh từ "Hát ả đào".

Mầu đen, mầu nâu là trang phục rẻ tiền nhất của quần chúng nông dân. Mầu xanh nhập nội từ đất nước Trung hoa sau giải phóng gọi là xanh công nhân.

Ở Việt Nam, từ xưa tới nay, mầu đỏ, màu vàng, màu hồng, dùng trong trướng đối chỉ dành để chúc tụng, khao lão, mừng rỡ, còn trong lễ tang chỉ có thể dùng mầu trắng, mầu xanh, mầu đen, mầu tím.... không hiểu vì sao, gần đây nhan nhản ở các cửa hàng, trướng điếu (lễ tang) cùng dùng mầu đỏ, mầu vàng rực rỡ, phải chăng các cụ già chết là đáng mừng, không cần phải an ủi, lưu luyến, nên chẳng cần dùng mầu đen, trắng, xanh, tím như ngày xưa. Vì thế mới xẩy ra câu chuyện oái oăm: Có người đi mừng ông ban 70 tuổi lại mua một bức trướng điếu mầu đỏ thêu 4 chữ vàng "Tiên cảnh nhàn du", có khác gì chúc cho bạn mình mau chết để chóng được lên dạo chơi trên cảnh Bồng Lai. Nguyên "Tiên cảnh nhàn du", (Nghĩa là thanh nhàm dạo chơi trên cảnh tiên) là để an ủi người mới mất từ nay hết nợ trần gian lên hưởng cảnh tiên.

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

Trang phục Việt Nam – tinh hoa hơn 4000 năm lịch sử

Thời trang Việt, đặc biệt là trang phục và phục sức của cha ông qua hơn 4000 năm văn hiến vẫn là một đề tài còn nhiều bỏ ngõ, bởi đến nay có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này. Tuy nhiên, tham khảo những nghiên cứu sơ lược của các nhà sử học, có thể khẳng định trang phục Việt từ thời khai hoang mở nước cho đến cuối triều Nguyễn luôn kế thừa và biến đổi theo biến động lịch sử. Nếu trang phục của tầng lớp quý tộc mang nhiều đường nét, hơi hướng của giai cấp phong kiến Trung Hoa, thì trang phục của người dân lao động lại thể hiện nét thẩm mỹ độc đáo, là tinh hoa văn hóa dân tộc qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển đất nước.

108. Lục thập hoa giáp là gì? Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi

Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60. Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi. có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 giáp mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi giáp gồm 10 can (đó là: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí) nên gọi là lục thập hoa giáp.

Tại sao “Thứ Hai” là ngày đầu tuần?

Có lẽ nhiều người trong chúng ta chưa bao giờ để ý đến nguồn gốc những ngày trong tuần.

Thời nhà ĐINH

Đinh Tiên Hoàng (22 tháng 3 năm 924 - tháng 10 năm 979), tên thật là Đinh Bộ Lĩnh hoặc Đinh Hoàn, là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Tượng Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư

Nhà Tiền Lê

Nhà Lê (980-1009) hay còn được gọi là nhà Tiền Lê (để phân biệt với nhà Hậu Lê do Lê Lợi lập ra) là một triều đại trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn vào năm 980, trải qua ba đời vua và chấm dứt khi Lê Ngọa Triều qua đời, và hoàng tử kế vị đang còn nhỏ tuổi. Quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt. Là triều đại tiếp sau nhà Đinh (968-980) và được kế tục bởi nhà Lý (1009-1225).