Skip to main content

81. Lễ nào là lễ trọng?

Đây là câu hỏi phổ biến của nhiều gia đình:

-Trong một năm có nhiều lễ giỗ: Giỗ cha, mẹ ,ông , bà, cụ , kỵ .v.v... thì giỗ nào quan trọng hơn cả?
- Sau khi an táng xong, có lễ ba ngày , 49 ngày, 100 ngày, lễ giỗ đầu, lễ giỗ thứ hai.v.v... lễ nào là lễ chính?


Đáp: Thời xưa chưa thấy ghi trong điển lễ, nhưng thời nay lại là vấn đề rất thiết thực, vì nhà nào cũng vậy con cháu nội ngoại công tác cư trú phân tán mỗi người một nơi, không mấy gia đình không có người đi xa, trong một năm chỉ có điều kiện tụ hội gia đình một hoặc hai lần nhân ngày lễ trọng của gia đình, hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, muốn mời bà con khách bạn trước là tới dự lễ gia tiên cùng thoả nguyện tâm linh, sau là để tỏ tình thân hiếu, không thể rải ra nhiều lần, vậy phải xác định tập trung vào lễ chính.

Về lễ giỗ thì phong tục các nơi nói chung đều thống nhất lấy giỗ cha mẹ là chính (chú ý cha mẹ của người tôn trưởng nhất trong nhà ) còn lễ tang thì phong tục mỗi nơi một khác. Có nơi chú trọng lễ 49 ngày là chính, có nơi lễ 100 ngày là chính, có nơi làm lễ 3 ngày xong xuôi tốt đẹp là được, bởi lẽ trong khi tang gia bối rối, việc thù đáp đối với thân bằng cố hữu và những người đến hộ tang có thể còn nhiều khiếm khuyết nên lấy lễ ba ngày làm lễ trọng, để nhân lễ này tang gia tạ ơn những người săn sóc cha mẹ mình khi đau yếu và giúp đỡ gia đình lo xong phần an táng. Có nơi coi trọng lễ giỗ đầu (gọi là "Tiểu tường") có nơi coi trọng lễ giỗ thứ hai (gọi là "Đại tường", còn gọi là "giỗ hết"). Có lập luận cho rằng: Đã gọi là "Tiểu tường". Xét theo lễ nghi thì ngày nay kết hợp đại tường và đàm tế có nhiều nghi tiết phức tạp hơn tiểu tường (xem phần: "Cách tiến hành đàm tế").

Tóm lại: Hoàn cảnh kinh tế, hoàn cảnh sinh hoạt thời xưa thời nay khác nhau, đây là vấn đề thiết thực, nhất là đối với những gia đình còn nhiều khó khăn về kinh tế và con cháu làm ăn xa nên tuỳ theo phong tục từng nơi. Hoàn cảnh cụ thể từng nhà mà thoả ước với nhau, có điều kiện thì hội tụ gia đình, ai ở xa nhớ ngày nhớ tháng làm lễ tưởng niệm cũng được.

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

Trang phục Việt Nam – tinh hoa hơn 4000 năm lịch sử

Thời trang Việt, đặc biệt là trang phục và phục sức của cha ông qua hơn 4000 năm văn hiến vẫn là một đề tài còn nhiều bỏ ngõ, bởi đến nay có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này. Tuy nhiên, tham khảo những nghiên cứu sơ lược của các nhà sử học, có thể khẳng định trang phục Việt từ thời khai hoang mở nước cho đến cuối triều Nguyễn luôn kế thừa và biến đổi theo biến động lịch sử. Nếu trang phục của tầng lớp quý tộc mang nhiều đường nét, hơi hướng của giai cấp phong kiến Trung Hoa, thì trang phục của người dân lao động lại thể hiện nét thẩm mỹ độc đáo, là tinh hoa văn hóa dân tộc qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển đất nước.

108. Lục thập hoa giáp là gì? Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi

Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60. Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi. có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 giáp mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi giáp gồm 10 can (đó là: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí) nên gọi là lục thập hoa giáp.

Thời nhà ĐINH

Đinh Tiên Hoàng (22 tháng 3 năm 924 - tháng 10 năm 979), tên thật là Đinh Bộ Lĩnh hoặc Đinh Hoàn, là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Tượng Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư

Tại sao “Thứ Hai” là ngày đầu tuần?

Có lẽ nhiều người trong chúng ta chưa bao giờ để ý đến nguồn gốc những ngày trong tuần.

Văn hóa Việt Nam

1. Văn hóa Việt Nam được hiểu và trình bày dưới các quan niệm khác nhau: Một số đặc trưng của văn hóa Việt Nam: Phụ nữ Việt Nam với áo tứ thân, áo dài,  nón quai thao đang chơi các nhạc cụ như đàn bầu, tam thập lục, đàn tứ, k'lông pút.  Trên tường treo đàn nguyệt, đàn tỳ bà, đàn nhị cùng tranh Tố Nữ