Skip to main content

Posts

Showing posts with the label 9.5 - Mục 5 - Lễ Tang

91. Ma trơi hay ma chơi?

Tiếng khu Tư gọi là "ma trơi", Bắc bộ gọi là "ma chơi". Chúng tôi chưa rõ biến âm hay xuất xứ của ngôn từ ám chỉ loại ma đó "chơi vơi", "chơi đùa với trần thế" hay "chêu chọc cho xấu hổ". Nguyễn Du trong " Văn chiêu hồn thập loại chúng sinh" câu: Lập loè ngọn lửa ma chơi Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương.

90. Tại sao khi cải táng phải cất mộ ban đêm hoặc sáng sớm khi tặt trời chưa mọc, hoặc nếu làm ban ngày thì phải có lán che?

Có lý luận cho rằng, âm dương cách biệt nên phải kiêng không để mặt trời trực tiếp dọi vào. Nhưng theo chúng tôi, xuất phát từ kinh nghiệm thực tế, có nhiều trường hợp, gặp đất dưỡng thi, hoặc ba điều tường thuỵ (tức mộ kết phát) không nên cải táng, phải lấp lại ngay. Trong trường hợp thi thể sau nhiều năm vẫn còn nguyên vẹn, nếu để ánh nắng mặt trời trực tiếp dọi vào thì rữa ra ngay và teo lại. Vì vậy, để phòng xa nên kiêng ánh mặt trời, lâu ngày trở thành phong tục chung?

89. Tại sao kiêng không đắp mộ trong vòng tang?

Theo phong tục, sau ba ngày an táng là làm lễ mở cửa mả. Trong buổi đó, sửa sang mộ cao ráo, đắp cỏ xung quanh làm rãnh thoát nước, chặt bỏ cây bụi chung quanh để phòng rễ mọc lan, xuyên vào mộ, chọc thủng áo quan. Kể từ ngày đó, con cháu đến viếng thăm, thắp hương chỉ lấy đất chung quanh đắp bổ sung vào những chỗ đất bị sụt lở, không được trèo lên mộ, không được động thuổng, cuốc vào. Xét ra tục kiêng ấy rất có lý: Trong ba năm đó áo quan và thi thể đang trong thời kỳ tan rữa, đã xảy ra những trường hợp do không biết để phòng mà mồ mả bị sập. Sập mả, động mả mặc dù là hiện tượng tự nhiên cũng gây cho tang gia nhiều điều lo lắng.

88. Đất dưỡng thi là gì?

Có những ngôi mộ cỏ do kỹ thuật ướp xác, trải qua hàng trăm năm da thịt vẫn còn nguyên không hoai. Nhưng còn có những ngôi mộ lâu đời da thịt vẫn nguyên do chôn vào đất dưỡng thi. "Đất dưỡng thi" là loại đất gì, gồm những yếu tố hoá học nào, nhiệt độ và độ ẩm ra sao, có những đặc điểm gì để tìm ra đất dưỡng thi thì chưa ai rõ, hoặc giả xưa kia có thầy am hiểu thuật phong thuỷ đã tìm ra, ngày nay đã thất truyền hoặc giả do ngẫu nhiên, tình cờ gặp mà không biết. Chỉ biết rằng đó là một môi trường trong đó cả vi khuẩn hiếu khí và yếm khí đều bị huỷ diệt. Hy vọng trong tương lai, khoa học phát triển hoặc sẽ có nhiều người để tâm nghiên cứu, điều bí ẩn của đất dưỡng thi sẽ được khám phá.

87. Thiên táng là gì?

Ngày xưa có người đi làm ăn ở xa nhà, dọc đường chẳng may bị cảm nắng. Cảm gió mà chết đột ngột, có người cùng đi hoặc người qua đường nhận ra, chỉ kịp đánh dấu chỗ người chết nằm xuống, chưa kịp chôn cất, đến nhà báo cho tang quyến.  Khi người nhà đến nơi thì mối đã vùi lấp hết tử thi. Thân nhân cho rằng đó là huyệt đất tốt, trời đã dành cho và chôn giùm nên gọi là "thiên táng", tương lai gia đình sẽ phát đạt, vậy cứ để nguyên mà vun cao lên. Không cải táng.  Những ngôi mộ thiên táng như vậy, thường ở ven đường cái. Ngày nay dọc đường quốc lộ, lác đác còn nhìn thấy có những ngôi mộ cổ đắp đất, gọi là thảo mộ. Trải qua hàng trăm năm mưa gió dập vùi, nhưng vẫn được tôn cao, trong số đó phần lớn là những ngôi mộ vô thừa nhận vì chết dọc đường, người nhà không tìm thấy. Mộ vẫn được đắp cao, không ngớt hương khói, do những cư dân chung quanh và khách buôn bán đi qua về lại chăm sóc thờ cúng vì tin rằng những âm hồn đó rất thiêng, phù hộ độ trì cho khoẻ mạnh, làm ăn nên n...

86. Tại sao phải cải táng? Những trường hợp nào không nên cải táng?

Chúng tôi xin trích "Việt Nam Phong tục" của Phan Kế Bính trang 39 "...Người mất, sau ba năm đoạn tang rồi hoặc một vài năm nữa thì con cái lo việc cải táng

85. Hình nhân thế mạng là gì?

Ở nước ta chưa có "Tục tuẫn táng" nhưng đời trước có tục đốt hình nhân thế mạng, vốn xuất xứ từ tục tuẫn táng, nhân đạo hơn so với tuẫn táng.

84. Chiêu hồn nạp táng là gì?

Trong gia phả các họ rất chú trọng mục: Mộ táng ở đâu. Trong mục này có một số trường hợp ghi chú: "Chiêu hồn nạp táng" là gì?

83. Vì sao có tục đốt vàng mã?

Theo quan niệm của người đời xưa, người chết cũng cần ăn uống, nhà cửa, quần áo, hút thuốc, ăn trầu, cũng cần tiền xe, cần tiền đi lại và mọi khoản chi dùng như khi còn sống...  Người chết cũng được chia một phần gia tài. ở Sơn La, Lai Châu, nhiều nơi còn dựng các nhà mồ, trong nhà mồ cũng có đầy đủ các nồi đồng, mầm gỗ, ấm đất, bát đĩa, dao rựa, chăn chiếu quần áo, mũ nón...đủ tiện nghi cho một cá nhân. 

82. Khi hết tang làm lễ trừ phục (đàm tế) như thế nào?

Sau hai năm chọn một ngày tốt trong vòng ba tháng dư ai, để làm lễ trừ phục. Trừ phục gồm 3 lễ: 1.  Lễ sửa mộ : Đắp sửa mộ thành mộ tròn. 2.  Lễ đàm tế : Cất khăn tang. Huỷ đốt các thứ thuộc phần lễ tang, rước linh vị vào bàn thờ chính. Bỏ bàn thờ tang. Thu cất các bức trướng. câu đối viếng. 3.  Lễ rước linh vị vào chính điện và yết cáo tổ tiên : Chép sẵn linh vị mới, phủ giấy hay vải đỏ, khi đàm tế ở bàn thờ tang xong thì đốt linh vị cũ cùng với băng đen phủ quanh khung ảnh và văn tế. Sau đó rước linh vị, bát hương và chân dung (nếu có) đưa lên bàn thờ chính, đặt ở hàng dưới. Trường hợp nhà con thứ không thờ gia tiên bậc cao hơn thì vẫn để nguyên bàn thờ như cũ, không phải chuyển bàn thờ mà chỉ cần yết cáo gia thần và yết cáo tổ ở nhà thờ tổ.

81. Lễ nào là lễ trọng?

Đây là câu hỏi phổ biến của nhiều gia đình: -Trong một năm có nhiều lễ giỗ: Giỗ cha, mẹ ,ông , bà, cụ , kỵ .v.v... thì giỗ nào quan trọng hơn cả? - Sau khi an táng xong, có lễ ba ngày , 49 ngày, 100 ngày, lễ giỗ đầu, lễ giỗ thứ hai.v.v... lễ nào là lễ chính?

80. Làm lễ chung thất (49 ngày) và tốt khốc (100 ngày), có phải chọn ngày không?

Theo "Thọ mai gia lễ", thì cứ đúng ngày quy định trong gia lễ mà làm, không có sự chuyển dịch tuỳ tiện theo lời thầy lễ hay thầy bói nào cả. Chỉ trừ ngày làm lễ an táng và ngày làm lễ trừ phục (hết tang) trong gia lễ có ghi chọn ngày lành. Người ta không ai có thể chọn ngày chết, vậy nên từ xưa tới nay, hàng năm cứ đến ngày mất thì làm giỗ, dù cho có những năm, ngày đó rất xấu, có cả trùng phục, trùng tang, sát chủ, quả tú, cô thần.v.v... theo gia lễ: Lễ chung thất, Tốt khốc, Tiều tường, Đại tường cứ theo đúng ngày mà làm lễ. Con cháu ở xa nhớ ngày về làm lễ, thân nhân ở chỗ khác sắm sửa lễ đúng ngày tới dự, chẳng lẽ đến nơi thấy hương lạnh khói tàn, gạt nước mắt lủi thủi ra về hay sao? người chủ sự báo lại rằng: theo lời thầy lễ đã lễ xong xuôi đâu đấy rồi, hoặc đợi thêm và ngày nữa, được chăng? Xin lưu ý tang tế theo ngày định sẵn, thân bằng, cố hữu ai lưu luyến đến thăm viếng, không đợi thiệp mời như lễ mừng, lễ cưới, không chuỵện "Hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bấ...

79. Tại sao có lễ cúng cơm trong 100 ngày?

Gia đình Việt Nam nhà nào cũng vậy, mỗi ngày có hai bữa cơm là giờ phút đầm ấm nhất. Trong nhà có người về muộn, mọi người cũng cố chờ về ăn cơm một lúc cho vui vẻ, đầm ấm. Con cháu cầm bát cơm lên, trước hết mời ông bà, cha mẹ, chờ ông bà, cha mẹ rồi mới bắt đầu mới dám ăn. Có nơi xới bát cơm lần thứ hai còn mời nữa. Nếu có khách, trước khi buông bát đũa đứng dậycòn phải xin phép và mời khách tiếp tục xơi cơm. 

78. Lễ ba ngày (lễ tế ngu) tính từ sau khi mất hay sau khi chôn cất?

Tục này không thống nhất, có nơi tính ba ngày sau khi mất, có nơi tính ba ngày sau khi chôn. Xét trong điển lễ thì không có "lễ ba ngày" mà chỉ có "lễ tế ngu" gồm có "sơ ngu", "tái ngu", "tam ngu". "ngu" nghĩa là "yên", tức là ba lần tế lễ cho yên hồn phách, theo "Thọ mai gia lễ" thì khi chôn xong, rước linh vị về đến nhà tế sơ ngu. Làm sơ ngu xong gặp ngày nhu, (tức là ất, kỷ , tân, quí) làm lế tái ngu, gặp ngày cương (tức là ngày giáp, bính, mậu, canh, nhâm) làm lễ tam ngu. Phan Kế Bính cũng dẫn giải như trên.

77. Hiện tượng quỷ nhập tràng

Đó là hiện tượng xác chết tự nhiên bật dậy. Hiện tượng này rất hiếm nhưng đã xảy ra, do đó trong phong tục đã có sự kiêng cự để phòng xa, gọi là "Quỉ nhập tràng" nhưng thực ra không có ma quỷ nào nhập vào xác chết. Nguyên nhân: Do điện âm tích tụ trong thi thể người mới chết chưa kịp thoát ra hết, gặp phải luồng điện dương cực mạnh cuốn hút. Xác chết tự nhiên bật dậy là do sự cuốn hút bởi một ngoại lực có cảm ứng điện trường. Vì vậy theo quan niệm dân gian, khi trong nhà có người mới chết kiêng cự nhất là không để cho con mèo bất thần nhảy qua xác chết (người ta phải canh giữ, phải nhốt mèo lại).  Đã có trường hợp, chén rượu hắt văng vào xác chết, giọt nước mắt có hơi ấm nhỏ vào xác chết cũng tạo thành luồng khí, có thể cuốn hút xác chết bật dậy nhưng ngã xuống ngay tức thì. Hiện tượng xác chết đuổi theo người sống: Xác chết không thể bước đi được mà do hơi nóng của người sống cuốn hút, hoặc trường hợp có luồng không khí đối lưu cân bằng khi xác chết ở tư thế đứng so...

76. Tại sao, tại sao và tại sao?

-Tại sao có tục đặt một bát cơm úp, một quả trứng, dựng đôi đũa trên bát cơm, cài quả trứng vào giữa hai chiếc đũa rồi thắp hương đặt lên trên đầu người chết suốt trong thời gian chưa nhập quan?

75. Hơi lạnh ở xác chết, cách phòng?

Hơi lạnh hay âm khí, tà khí có ở xác người chết không? Chưa ai đo nhiệt độ cụ thể trong thi thể người chết nhưng nhiều người đã công nhận rằng, theo cảm giác thì người mới chết lạnh hơn nhiều so với nhiệt độ bình thường của con người cũng như của môi trường xung quanh.

74. Lễ an táng tiến hành như thế nào?

Tuỳ từng địa phương, từng tôn giáo, mỗi nơi nghi lễ phong tục một khác. Thời trước có thôn ấp cử những người trai tráng trong làng xóm ra khiêng vác chôn cất. Nơi có hội tư văn, thì hội tư văn đứng ra lo liệu điều hành công việc theo hương ước định sẵn. Hiện nay ở nông thôn có các hội trợ tang, thành phố thị xã có ban quản lý nghĩa trang, một số chi hội trọng thọ các phường xã hoạt động, đứng ra lo liệu chu đáo.

73. Những người điều hành công việc trong lễ tang?

Trong lúc tang gia bối rối không có người chủ đạo điều hành, công việc sẽ rất lúng túng và phạm nhiều sai sót.

72. Sau lễ thành phục, trước lễ an táng phải làm gì?

Thời nay đơn giản, để giữ vệ sinh không nên để quá 24 giờ. Thời xưa, có những nhà giàu sang để năm bảy hôm trong nhà, chờ con cháu về đông đủ, để họ hàng, làng xã, hàng tổng hàng huyện đến phúng viếng; để dựng rạp trước sân, dựng nhà trạm dọc đường từ nhà đến mộ để chuẩn bị mọi thứ khí tế và cỗ bàn thết đãi linh đình; để thày cúng chọn ngày, thày địa lý chọn đất an táng, phân kim lập hướng hẳn hoi. Có nhà còn sắm đủ trong quan ngoài quách, quàn tạm trong vườn, vài tháng sau mới làm lễ an táng.